Dự án sẽ xây dựng đảo tròn trung tâm và hai hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh với tổng mức đầu tư gần 839 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2016 - 2017. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại dự án mới chính thức được khởi công trong đầu năm 2020.
UBND TP.HCM vừa có văn bản trình Thường trực HĐND thành phố quyết định chủ trương đầu tư dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ do Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận làm chủ đầu tư.
Được biết, dự án này thuộc giai đoạn 1 của dự án xây dựng hoàn chỉnh nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đã được UBND TP. HCM chấp thuận đầu tư với tổng vốn đầu tư 2.620 tỷ đồng.
Theo đó, trong giai đoạn 1 của dự án sẽ xây đảo tròn trung tâm (đường kính 60m) và hai hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh với kinh phí gần 839 tỷ đồng. Cụ thể, hai hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh sẽ đi ngầm qua khu vực nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ dài khoảng 480m (bao gồm đường dẫn hai đầu hầm và hầm kín). Trong đó, hầm kín chui dưới giao lộ đường Nguyễn Văn Linh với đường Nguyễn Hữu Thọ, dài khoảng 80m; hầm hở phía khu chế xuất Tân Thuận dài khoảng 200m, phía quốc lộ 1A dài khoảng 200m. Mặt cắt ngang hầm gồm 3 làn xe, bề rộng trong hầm 13,75m. Vận tốc thiết kế 60 km/h, tĩnh không thông xe dưới hầm là 4,75m.
Giai đoạn 1 sẽ được thực hiện từ năm 2016 - 2017.
Trong giai đoạn 2 chủ đầu tư sẽ xây dựng thêm hai cầu vượt, hai hầm chui với kinh phí khoảng 1.780 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ giải quyết tình trạng kẹt xe, làm thông tuyến giao thông huyết mạch Nguyễn Hữu Thọ nối trung tâm thành phố với Khu Nam.
TP.HCM sẽ quy hoạch theo mô hình "đa cực" với khu vực nội thành hiện tại sẽ được cải tạo lại.
- Phía Nam (quận 7, Nhà Bè), căn cứ vào địa hình vốn nhiều sông rạch, điều kiện thủy văn, quỹ đất phát triển đô thị, thành phố sẽ phát triển hạ tầng kỹ thuật, phục vụ tiêu thoát nước.
- Phía Đông (quận 2, 9, Thủ Đức) phát triển theo hành lang cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, các khu đô thị mới dọc Xa lộ Hà Nội, nổi bật là khu Công viên phần mềm Đại học Quốc gia TP.HCM, khu công nghệ cao.
- Phía Tây Nam (Tân Phú, Bình Chánh, Bình Tân) chỉ phát triển hạ tầng kỹ thuật phù hợp.
- Phía Tây Bắc (quận 12, Củ Chi, Hóc Môn) có điều kiện tự nhiên và quỹ đất phù hợp để phát triển các khu đô thị mới, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội.
- Song song đó, thành phố cũng xác định tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dọc sông Sài Gòn, khu biển Cần Giờ và các vùng bảo tồn thiên nhiên.